【GIẢI ĐÁP】Freesync là gì?

Share:

1. Freesync là gì?

Các game thủ gạo cội chắc không còn xa lạ gì với vấn nạn xẻ hình xảy ra khi chơi game với khung hình không ổn đinh. Việc xẻ hình xảy ra, do tốc độ quét khung hình của màn hình (thông thường là 60 MHz, 120 MHz hay cao hơn nữa là 144 MHz) không tương đồng với tốc độ khung hình FPS của game.


Giải pháp Vsync ra đời, bằng cách đặt khung hình cố định tại các mức 60, 30 và 15, Vsync tưởng chừng như đã giải thoát được vấn nạn ám ảnh giới game thủ. Cụ thể Vsync làm cho khung hình kỹ game chờ để bắt kịp với nhịp khung hình của màn hình. Vì vậy điều này đôi khi tạo ra cảm giác "lag" cho game thủ.

Nhưng do mức độ phức tạp của game ngày càng gia tăng, kéo theo đó là sự kém ổn định về khung hình trong các màn chơi. Mỗi khi FPS giảm xuống dưới mức 60, tốc độ khung hình ngay lập tức chuyển xuống mốc 30 FPS nhằm giữ cho khung hình ở mức ổn định.

Ngoài việc, game sẽ không còn chạy một cách trôi chảy như trước, còn có thể làm khựng khung hình game. Điều này đặc biệt khó chịu đối với những game yêu cầu mức độ chính xác cao trong thao tác như game bắn súng và các game MOBA.

Giải pháp FreeSync của AMD đã tìm ra một lời giải toàn vẹn nhất đối với vấn đề này. Ngoài những chức năng tích hợp trong phần mềm driver của card màn hình của mình, AMD còn làm việc với các hãng sản xuất để chế tạo những thiết bị màn hình có khả năng điều chỉnh tốc độ khung hình theo chỉ số khung hình trong game.

2. FreeSync hoạt động thế nào?

Mục tiêu của FreeSync cũng giống như G-Sync nhưng lại không sử dụng module bản quyền riêng mà dựa trên các chuẩn công nghiệp nguồn mở. Năm 2014, AMD hợp tác với Hiệp hội chuẩn màn hình quốc tế VESA (Video Electronics Standards Association) để thêm một thành phần tuỳ chọn vào đặc tả chuẩn DisplayPort 1.2 gọi là Adaptive-Sync. Thành phần này hoạt động tương tự như G-Sync, mở rộng khoảng thời gian VBLANK của màn hình, và tự động rút ngắn VBLANK ngay khi GPU dựng xong một khung hình.

Trong khi FreeSync cần nhà sản xuất nâng cấp thiết kế màn hình của họ thì cả AMD và VESA đều không nhận được "đồng bạc" nào của các nhà sản xuất hỗ trợ DisplayPort Adaptive-Sync. Về mặt sản xuất, rất dễ để chèn thêm module Adaptive-Sync vào thiết kế màn hình hiện thời vì nhà sản xuất không phải thay thế hay đánh đổi tính năng nào khác, vẫn giữ được các ngõ nhập, giữ giao diện màn hình OSD (on-screen display) và các tính năng xử lý hình ảnh của màn hình. Tuy vậy, khác với G-Sync là FreeSync chưa có module tương tự như Overdrive để dự đoán khung hình cần xử lý trước nhằm tiết kiệm thời gian như của NVIDIA.

Cho dù đặc tả kỹ thuật của FreeSync hỗ trợ dải tần số quét từ 9-240Hz nhưng FreeSync cũng có những hạn chế giống với G-Sync, nghĩa là panel chỉ đạt mức tần số quét tối đa ở 144Hz. Dù vậy, cách xử lý "mức trần" này của cả hai hơi khác nhau, vì người dùng có thể chọn lựa bật hoặc tắt Vsync trong FreeSync. Còn ở tần số quét "sàn", FreeSync thực tế chỉ làm việc tốt ở 40Hz. Điều khó chịu là FreeSync không rạch ròi trong trường hợp đồng bộ nếu card dựng hình thấp hơn tần số quét hỗ trợ. AMD cho biết FreeSync có thể chỉnh xuống tần số dựng hình thấp cho từng loại màn hình để phù hợp với kết hợp scaler/LCD nào đó.

Thực tế cho thấy khi tỉ lệ khung hình thấp dưới mức tối thiểu (như ở 40Hz) thì không chỉ FreeSync và hình ảnh cũng không còn giữ được mượt mà nữa, và panel màn hình bị đứng hình ở tỉ lệ này. Hình ảnh chỉ hiển thị trở lại khi tỉ lệ dần dần tăng cao hơn. Về cơ bản, màn hình chờ cho đến khi thời gian trôi qua khoảng VBLANK tối đa thì panel buộc phải lặp lại khung hình cũ. Kết quả là hình ảnh bị răng cưa (nếu tắt Vsync) hoặc bị giật/lag (nếu bật Vsync), vì thời gian chờ giữa các khung hình quá lâu. Do đó, một panel màn hình có tần số quét cố định (như chuẩn 60Hz) sẽ cho chất lượng hình ảnh mượt mà hơn màn hình có tần số quét theo dải.

Hiện thời, AMD chỉ có một số dòng GPU có hỗ trợ FreeSync: R9 290 series, R9 285, R7260 và R7 260X, cũng như vài dòng AMD APU hồi năm 2014: Kaveri A-series, Temash và Kabini. Đáng buồn là cấu hình CrossFire chưa hỗ trợ FreeSync.

No comments